Phẫn nộ với quảng cáo thô tục

Chỉ riêng tần suất chưa đủ, quảng cáo ngày nay còn tra tấn khán giả bởi sự thô thiển, phản cảm thậm chí dung tục.
Câu chuyện về quảng cáo trên phim đã không còn xa lạ vì ngay cả ở các quốc gia có nền công nghiệp phim ảnh phát triển, đây cũng là điều tất yếu. Phản cảm hay duyên dáng, lộ liễu hay ý nhị chính là câu hỏi mà khán giả luôn đặt ra. Tuy nhiên, không phải bộ phim hay nhà làm phim nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo bài toán đó. Việc đảm bảo tiêu chí "đôi bên cùng có lợi" chính là sự thách thức không nhỏ đối với các nhà làm phim.
Loạt bài Muôn màu quảng cáo trên phim sẽ mang đến những cái nhìn vừa tổng quát, vừa chi tiết về thực tế chuyện quảng cáo trên phim ảnh, đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay.
Điểm mặt sao "dính phốt"

Là người nổi tiếng, các ngôi sao thường được lựa chọn làm đại sứ thương hiệu để quảng bá cho một sản phẩm. Công việc này đơn giản và dễ kiếm tiền nhưng cũng đem lại không ít rủi ro nếu nội dung quảng cáophản cảm.

Trước đây, ba chân dài đình đám của làng giải trí Việt là Ngọc Trinh, Yến Trang và Hoàng Yến đã phải hứng chịu phản ứng dữ dội của khán giả khi tham gia vào một MV quảng cáo nước tăng lực. 

Khi bộ ảnh lịch với những shoot hình cực kỳ khiêu khích được tung ra, các người đẹp đã bị phản đối dữ dội. Nhưng chuyện chưa dừng ở đó, clip hậu trường của bộ ảnh lịch này được còn khiến người xem tá hỏa với cảnh diễn quá khiêu gợi, những biểu cảm trên khuôn mặt tạo sự liên tưởng thiếu lành mạnh.
Bộ ba người đẹp bị lên án là quảng cáo khiêu dâm
Tiếp đó, "phim rẻ tiền" là những gì công chúng dễ dàng liên tưởng khi xem MV quảng cáo bánh của bộ ba Trà Ngọc Hằng, Don Nguyễn và hotboy Chan Than San.

Clip dài hơn một phút ghi lại cảnh ba nhân vật chính thư giãn bên hồ bơi, trong đó Don Nguyễn đang nhâm nhi bánh còn Chan Than San đang mát-xa cho “người yêu” Trà Ngọc Hằng với những động tác mơn trớn quá đà. Sau đó, có cả những cảnh liếm má đồng tính, uốn éo…

Ngay khi được ra mắt, video quảng cáo này đã bị dư luận lên án mạnh mẽ về những hành động được cho là dung tục ở mức không thể chấp nhận được. Cộng đồng mạng cũng cho rằng với những cảnh quay phản văn hóa và tục tĩu, video quảng cáo này không nên phát sóng trên truyền hình.

Không khiêu gợi, không dung tục nhưng hoa hậu Mai Phương Thúy thì mãi không xóa được “dớt” vô lễ trong một quảng cáo dầu gội đầu.

Nội dung của video quảng cáo nói về hình ảnh cô gái xinh đẹp do Mai Phương Thúy đóng vai được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai lần đầu gặp gỡ ấn tượng với mái tóc của cô gái nên đã hỏi bí quyết làm đẹp: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi của mẹ chồng tương lai, cô gái mà Mai Phương Thúy thủ vai chỉ trả lời trống không: “À không, chỉ là Rejoice thôi!”.
Một cảnh quay dung tục, phản cảm của Don Nguyễn và Cha Than San
Tuy sau đó Mai Phương Thúy thanh minh rằng cô chỉ làm theo đúng kịch bản, nhiều người cho rằng đây là lời biện hộ không có cơ sở, "thiếu i ốt" vì trên thực tế, cô là một người trưởng thành và hơn nữa còn là một hoa hậu. Nếu nhận ra lời thoại "có vấn đề", không phù hợp với lối giao tiếp của người Việt, Mai Phương Thúy hoàn toàn có thể bàn bạc, thảo luận với ê kíp sản xuất chương trình để điều chỉnh cho phù hơp. 

Quảng cáo trước tiên phải có văn hóa


Từ những ví dụ trên có thể rút ra rằng, một quảng cáo thành công ngoài việc không gây nhàm chán, phản cám còn cần có cả văn hóa. Nghệ sỹ cần phải có phông văn hóa nhất định để biết từ chối hoặc điều chỉnh những nội dung cần thiết để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bản thân.  Và những người làm quảng cáo cũng cần có một kiến thức nền về văn hóa để không vi phạm thuần phong mỹ tục hay chuẩn mực đạo đức, từ đó gây phản ứng ngược và đem lại kết quả xấu.

Đôi khi ranh giới giữa sự sáng tạo, nổi loạn và phản cảm rất mong manh. Chính vì thế, những kiến thức tổng quan về văn hóa, tâm lí‎ hay xu hướng phát triển của xã hội là không bao giờ thừa. 

Trong tình trạng ngày càng có nhiều người tự tử vì nhiều lí do như hiện nay, việc một hãng xe nổi tiếng bị chỉ trích khi đưa ra một quảng cáo như cổ xúy cho phong trào tự tử là điều dễ hiểu.

Đoạn quảng cáo khắc họa một người đàn ông đang cố gắng thực hiện hành vi tự tử trong gara bằng một biện pháp “truyền thống”: nối một dây dẫn từ ống xả của ô tô vào trong xe và bình thản hít khí độc, đón nhận cái chết. Nhưng vì chiếc xe đời mới của hãng chạy bằng khí hydro và khí thải phát ra hoàn toàn 100% là hơi nước nên người đàn ông sau khi ngồi vài giờ chờ đợi cái chết đã phải bỏ ra ngoài.

Với khẩu hiệu “Có thể phản bội bạn gái nhưng đừng làm vậy với thói quen thể dục”, có lẽ một hãng phụ kiện thể thao của Đức chỉ muốn gây ấn tượng hoặc tạo sự khác biệt bằng sự hài hước. Thế nhưng, rất nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng chỉ trích quảng cáo này khi cho rằng nó dung túng, thậm chí là khuyến khích đàn ông bội bạc với phụ nữ. Và dưới áp lực của dư luận, hãng này đã phải gỡ bỏ poster quảng cáo này.
Hãng xe nổi tiếng này đã phải chính thức xin lỗi và gỡ bỏ quảng cáo sau khi bị chỉ trích là khuyến khích tự tử
Một hãng nước uống nổi tiếng thế giới đã phải gỡ quảng cáo cho dòng sản phẩm mới sau khi bị chỉ trích mang thông điệp phân biệt chủng tộc. Trong quảng cáo có đoạn, một phụ nữ bị ngược đãi đang cố gắng xác định kẻ tình nghi từ những người đàn ông da đen được xếp thành hàng. Đặc biệt, ở giữa còn có cả một còn dê.

Hoặc một hãng khác cũng gặp vấn đề rắc rối tương tự trong chiến lược quảng cáo nước uống của mình. Nhằm cổ vũ cho chiều cao tiêu chuẩn mới của phụ nữ Việt, hãng này đã thực hiện chương trình uống một tặng một dành riêng cho phụ nữ trên 1m65. Hành động này đã gây ra một làn sóng phản đối và bị chỉ trích nặng nề vì phân biệt, đối xử, xúc phạm phụ nữ Việt. 

Dù có thể là vô tình hoặc cố tình tạo ấn tượng nhưng những quảng cáo trên truyền hình Việt Nam hiện nay đang làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt. Các nhà xã hội học cho rằng, việc đưa lên quảng cáo hình ảnh người phụ nữ "đầu tắt mặt tối" với các công việc giặt giũ, lau dọn, bếp núc trong khi đàn ông thì cà phê, ti vi, nhậu nhẹt trên truyền hình là hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ và đi ngược lại với thực tế tại trong xã hội ngày nay. Cần bình đẳng và công bằng hơn trong các quảng cáo là lời kêu gọi của đông đảo người dân nói chung và phụ nữ Việt nói riêng.

Không chỉ bất bình đẳng mà trong nhiều quảng cáo người phụ nữ Việt hiện lên một cách lệch lạc. Chẳng hạn như trong một quảng cáo của một nhãn hàng nước giải khát nổi tiếng trên truyền hình, một cô gái xinh đẹp tham đến nỗi, chỉ vì một chai pepsi nhỏ nên đã phải giả vờ xin chụp hình cùng để tranh thủ “uống trộm” chai nước.
Chiến lược quảng cáo này cũng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ những phụ nữ thấp bé nói riêng cũng như cộng đồng nói chung
Hay trong một quảng cáo về mỹ phẩm, người phụ nữ được khắc họa như một kẻ vô ơn. Vừa được một anh hùng cứu thoát chết đuối giữa biển, mở mắt ra chưa được câu cảm ơn, cô nàng hìn thấy anh du hành gia thì đã “cong mông” chạy theo. Chẳng lẽ phi hành gia thì nhiều tiền hơn cứu hộ biển? Và chẳng nhẽ người phụ nữ ngày nay lại vô ơn và tham giàu đến vậy.

Không những thế, ngày nay ngồi trước tivi, khán giả còn phải chịu đựng vô số những loại quảng cáo nhạy cảm như dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc tăng cường sinh lí nam giới… Là một nước Á Đông, chuyện phòng the vốn là chuyện kín đáo tế nhị thế nhưng lại thản nhiên xuất hiện liên tục trong các quảng cáo với những lời lẽ rất phản cảm không khỏi khiến người xem khó chịu, bực bội. 

Thế mới thấy, muốn làm một quảng cáo hay, quảng cáo đó trước tiên phải là một quảng cáo có văn hóa phù hợp với văn hóa nơi mà nó được trình chiếu.
Mạnh tay với quảng cáo thô tục

Kênh Đô thị thuộc Đài phát thanh nhân dân Cam Túc, Trung Quốc bị ngừng hoạt động quảng cáo trong một tháng sau khi cho phát chương trình quảng cáo có phần tư vấn chữa các bệnh của nam giới khi chăn gối bằng “người thật việc thật”.

Ngoài phần tư vấn giới thiệu hai sản phẩm trị bệnh, video quảng cáo còn dẫn chứng “người thật việc thật” về hiệu quả sau khi dùng thuốc với lời lẽ thô tục. Quảng cáo này gây ảnh hưởng không lành mạnh đối với xã hội và phải chịu hình thức xử phạt nghiêm khắc và phải ngừng toàn bộ hoạt động quảng cáo của kênh Đô thị từ ngày 28/1 đến 27/2. 

Sau vụ việc này, Tổng cục Phát thanh - Truyền hình và Phim ảnh Trung Quốc tiến hành rà soát các hoạt động quảng cáo của các kênh trên toàn tỉnh Cam Túc. Cuối năm 2012, Đài truyền hình Giáo dục Giang Tô phải đóng cửa sau khi mời Can Lộ Lộ, nhân vật nổi tiếng với các chiêu trò đi ngược thuần phong mỹ tục, làm khách mời trong một chương trình. 

Sự việc này cho thấy Trung Quốc đang mạnh tay trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường truyền thông lành mạnh.

0 nhận xét: